VÌ SAO NHIỀU DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KHÔNG THỂ PHÁT TRIỂN LÂU DÀI?



Người xưa vẫn có câu “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”. Đó là lý do vì sao nhiều doanh nghiệp tư nhân dù đang hoạt động tốt nhưng vẫn thay tên đổi chủ hoặc không thể phát triển rộng hơn.

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân.

doanh nghiep tu nha
doanh nghiệp tư nhân

Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân là:
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể  thuê người khác làm giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.
  • Doanh nghiệp tư nhân vẫn có Mã số thuế, con dấu tròn doanh nghiệp và vẫn được quyền in và phát hành các loại hóa đơn, thực hiện các chế độ kế toán hiện hành theo luật doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp tư nhân không có điều lệ công ty.
Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân:
  • Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu duy nhất  nên người chủ sở hữu này hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tự do xây dựng hình ảnh của mình mà không phải thông qua ý kiến của nhiều người. Khác với các công ty cổ phần hoặc tập đoàn, mọi hoạt động đều phải được thông báo tới các thành viên trong hội đồng.
  • Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.
doanh nghiep kinh doanh nho
doanh nghiệp kinh doanh nhỏ
Lý do doanh nghiệp tư nhân khó phát triển lâu dài:
  • Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
  • Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh nghiệp tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp
  • Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Đối với doanh nghiệp kinh doanh nhỏ, sau một thời gian phát triển nếu chủ sở hữu của doanh nghiệp không còn khả năng quản lý doanh nghiệp nữa sẽ phải chuyển giao quyền sở hữu cho người khác hoặc đóng cửa doanh nghiệp.
Khác với doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp tư nhân dễ hình thành và phát triển nhưng cũng dễ phá sản. Vì không phải chịu nhiều sự gò bó về vốn đóng góp hay quyền sở hữu tài sản, nên chủ doanh nghiệp tư nhân thường thích thì kinh doanh không thích thì chuyển giao tài sản.

thanh lap doanh nghiep tu nhan
thành lập doanh nghiệp tư nhân
Kinh nghiệm rút ra từ doanh nghiệp tư nhân.
  • Nếu bạn muốn phát triển nhanh chóng và độc lập, bạn nên kinh doanh một mình. Việc tự lên ý tưởng và kêu gọi nguồn vốn một mình đòi hỏi bạn phải có năng lực thực sự. Tuy nhiên, tự kinh doanh độc lập có cái hay của nó là bạn có thể phát triển bản thân đến mức tối đa để hoàn thiện những mục tiêu đã đề ra.
  • Nếu muốn đi xa bạn nên lựa chọn cho mình những người đồng đội tốt. Cùng hỗ trợ nhau để phát triển bản thân, cùng chung tay thực hiện một ý tưởng và phát triển nó. Trên chặng đường thành công chắc chắn sẽ có lúc bạn cảm thấy mệt mỏi, nản chí do công việc kinh doanh thua lỗ hoặc không thể tìm cho mình một ý tưởng kinh doanh mới hơn. Khi đó nếu có những người đồng hành tốt bạn sẽ bớt chơi vơi hơn rất nhiều và cơ hội để doanh nghiệp của bạn tiếp tục phát triển lớn hơn.
Tất cả mọi yếu tố ảnh hưởng đến công việc kinh doanh chỉ là tương đối. Vì vậy, nếu doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp tư nhân thì cũng không cần phải quá lo lắng, chỉ cần bạn vận hành nó thật tốt thì không có lý do gì bạn lại không thể đi xa.




Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét